Hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam thường sử dụng công thức Xuất FOB và Nhập CIF. Lý do tại sao và công thức này có thật sự hiệu quả?
Trước tiên, để làm rõ hơn vấn đề này thì cần hiểu được nghĩa vụ của người mua và người bán theo điều kiện FOB và CIF sẽ như thế nào?
Điều kiện FOB – Free On Board (giao hàng lên boong tàu)
Nghĩa vụ của bên bán:
– Cung cấp hàng theo đúng hợp đồng bán hàng.
– Chịu mọi trách nhiệm chi phí, rủi ro và tổn thất về hàng hóa trước khi hàng được giao lên tàu như các chi phí về đóng gói, bao bì kiểm hàng.
– Thông quan XK (cung cấp giấy phép XK, trả thuế và các lệ phí khác nếu có).
– Giao hàng lên tàu do bên mua chỉ định, trong thời hạn nhất định. Ngay khi gửi hàng xong, những chi tiết về lô hàng gửi phải được thông báo cho người mua biết để dùng vào mục đích bảo hiểm.
– Trả mọi chi phí bốc hàng lên tàu.
– Cung cấp chứng từ hoàn hảo chứng minh hàng đã bốc lên tàu và những chứng từ khác nếu bên bán có yêu cầu.–
Chúng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, Biên lai sạch thông thường (clean bill of lading ), giấy phép xuất khẩu(nếu có/được yêu cầu trong hợp đồng)
Nghĩa vụ của người mua:
– Trả tiền hàng.
– Ký kết hợp đồng vận tải biển và trả tiền cước phí, tức là chỉ định người vận tải và kịp thời thông báo cho người bán trong thời gian hợp lí.
– Chịu mọi chi phí rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng được giao xong lên tàu.
Điều kiện CIF – Cost & Freight ( tiền hàng và cước phí)
Nghĩa vụ của người bán:
– Giao hàng đúng như quy định của hợp đồng.
– Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc. Trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến.
– Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định hoặc do bên bán chọn. Trả toàn bộ chi phí bốc hàng.
– Ký HĐ vận tải và trả cước phí đến cảng đích quy định.
– Tiến hành thông quan XK ( lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK nếu có ).
– Ký HĐ bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến cảng đích quy định.
– Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn bị nhận hàng.
– Cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và bảo hiểm hàng hóa.
– Chúng từ bắt buộc: Hoá đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy phép xuất khẩu(nếu có/được yêu cầu trong hợp đồng)
Nghĩa vụ của người mua:
– Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng. Chủ yếu là trước khi dỡ hàng.
– Chấp nhận việc giao hàng để gửi khi đã nhận được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả các chứng từ bằng chứng khác về mua bảo hiểm và vận tải (vận đơn) và tiếp nhận hàng theo từng chuyến giao hang hàng từ người vận tải ở cảng đích quy định, trong thời gian quy định..
– Trả tiền dỡ hàng trong chừng mực tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải.
– Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa ( trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng.
– Thông quan NK, trả tiền thuế NK và các chi phí khác để hàng có được nhập. Làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh để hàng có thể được quá cảnh nếu có.
Như vậy nếu áp dụng “Nhập CIF xuất FOB” thì
“Xuất khẩu với điều kiện FOB” – tức người bán giao hàng lên tàu và chịu trách nhiệm và chi phí vận chuyển từ kho người bán đến tàu tại cảng xuất, thông quan xuất khẩu. Chuyển giao rủi ro và chi phí cho người bán ngay khi hàng hóa được xếp lên tàu.
“Nhập khẩu với điều kiện CIF” – người mua phải chịu trách nhiệm và trả chi phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng nhập nếu không được quy định trong hợp đồng vận chuyển, phí tại cảng dỡ, phí thông quan nhập khẩu, thuế và vận tải nội địa. Còn các công đoạn từ kho người bán đến cảng nhập là người bán phải chịu.
Với những điểm yếu bên trên đã làm các doanh nghiệp chùn bước và không muốn đảm nhận trách nhiệm trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Thay vào đó thì sẽ lựa chọn phương thức chịu ít trách nhiệm nhất . Tuy nhiên, chưa hẳn ít trách nhiệm sẽ đem lại ít rủi ro hơn.
Các lợi ích đem lại khi lựa chọn nhập khẩu theo điều kiện FOB
Thay vì nhập CIF, xuất FOB thì doanh nghiệp nên nhập FOB, xuất CIF. Tại sao?
Lý do thứ nhất: Việc chủ động thương lượng giá cước vận tải có thể làm giảm chi phí về logistics khi mà chi phí logistic chiếm tới 20-30% giá trị lô hàng.
Lý do thứ hai: Làm việc với các hãng tàu và nắm được lịch tàu chạy sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được hàng hóa; từ đó có thể chủ động bố trí, sắp xếp thời gian vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất.
Lý do thứ ba: Doanh nghiệp có thể chủ động thuê các hãng vận tải có chất lượng tốt và kiểm soát được chi phí vận tải, giảm thiểu rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa gây ảnh hưởng tới người nhập khẩu và uy tín của người bán.
Một số trường hợp mà doanh nghiệp không nên cố gắng giành quyền vận tải.
- Dự đoán giá cước trên thị trường thuê tàu có xu hướng tăng mạnh so với thời điểm ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Dự đoán thấy khó khăn trong việc thuê tàu để thực hiện hợp đồng.
- Tính toán thấy sự chênh lệch giữa giá XK CIF, CFR với giá NK FOB do người nước ngoài đề nghị không lớn và mức chênh lệch này không đủ để bù đắp cước phí vận tải và/ hoặc phí bảo hiểm mà chúng ta phải bỏ ra (hoặc sự chênh lệch giữa giá NK CIF/CFR do người nước ngoài chào và giá NK FOB mà chúng ta định mua quá nhỏ).
- Quá cần bán hoặc quá cần mua một mặt hàng nào đó mà phí đối phương lại muốn giành quyền vận tải.
- Khi tập quán hoặc luật lệ quốc tế quy định.
Với những thông tin vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp chủ hàng hiểu được cụ thể về các ưu nhược điểm của từng điều kiện FOB và CIF trong hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó lựa chọn được phương thức phù hợp để mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
Nếu có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan và hỗ trợ về dịch vụ logistics, hãy liên hệ với Logsun Global Logistics theo Hotline +84(28)3535 6809.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.