Cập nhật giá sầu riêng hôm nay 2/11/2023 tại khu vực miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cho thấy, giá sầu Ri6 đẹp lựa tăng 3.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay, ngày 2/11/2023 được thương lái thu mua tại vườn ở các khu vực miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cho thấy, giá sầu riêng tiếp tục nối dài đà tăng, khoảng 3.000 đồng/kg. Tùy theo đoạn đường hay khu vực vận chuyển mà giá cả sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Cụ thể, tại khu vực Tây Nam Bộ, giá sầu riêng hôm nay 2/11/2023 như sau: Ri6 đẹp lựa có giá 105.000 – 110.000 đồng/kg, tăng khoảng 3.000 đồng so với hôm qua; Ri6 xô có giá 98.000 – 102.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp lựa có giá 113.000 – 123.000 đồng/kg; sầu riêng Thái mua xô có giá 100.000 – 105.000 đồng/kg, không tăng so với hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam Bộ, giá sầu riêng hôm nay 2/11/2023 như sau: Ri6 đẹp Lựa có giá 103.000 – 108.000 đồng/kg, không tăng so với hôm qua; Ri6 xô có giá 97.000 – 102.000 đồng/kg, không tăng so với hôm qua; sầu riêng Thái đẹp lựa có giá 110.000 – 120.000 đồng/kg, tăng 7.000 đồng so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá từ 100.000 – 103.000 đồng/kg, không tăng so với hôm qua.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá sầu riêng hôm nay 2/11/2023 cho thấy, Ri6 đẹp lựa có giá 103.000 – 108.000 đồng/kg không tăng so với hôm qua; Ri6 xô có giá 97.000 – 102.000 đồng/kg không tăng so với hôm qua; sầu riêng Thái đẹp lựa 110.000 – 113.000 đồng/kg, không tăng so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá từ 100.000 – 103.000 đồng/kg, không tăng so với hôm qua.
Giá sầu riêng tăng do nguồn cung hạn chế và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao vì được tiểu thương và doanh nghiệp thu mua để phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thời điểm này, sầu riêng tại nhiều địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã hết mùa thu hoạch chính vụ nên nguồn cung giảm mạnh so với trước.
Theo thống kê, cả nước hiện có 131.000 ha sầu riêng, tức mỗi năm tăng bình quân 24,5% – mức tăng trưởng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực. Dù canh tác sau, Tây Nguyên nhanh chóng vươn lên dẫn đầu với diện tích sầu riêng gần 70.000 ha, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung.
Sầu riêng Việt Nam hiện xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Canada, Pháp, Ý…
Dự kiến năm 2023 sầu riêng sẽ đem về 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường chính của sầu riêng Việt Nam, chiếm hơn 90% sản lượng xuất khẩu.
Tính đến quý III/2023, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc tăng kỷ lục, gấp 14 lần so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đảm bảo cho sầu riêng vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu trái cây của Việt Nam với tỷ trọng lên đến gần 40%.
Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nước trong khu vực, đặc biệt là từ Thái Lan, quốc gia thống trị 95% xuất khẩu sầu riêng vào Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ thị trường sầu riêng nội địa của Trung Quốc cũng như các sản phẩm nội địa Trung khác như dừa, thanh long và xoài.
Mặc dù giá sầu riêng tăng cao là tín hiệu đáng mừng cho nông dân, nhưng trước tình hình diện tích vùng trồng sầu riêng tăng đột biến liên tục trong 3 năm qua, hệ lụy nguồn cung vượt cầu xảy ra trong những vụ mùa tới là rất đáng lo ngại.
Thay vì chạy theo số lượng chớp cơ hội giá cao, các tỉnh cần giám sát để đảm bảo chất lượng. Thực tế thời gian thu hoạch sầu riêng rất ngắn, nếu không cắt đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng khi đến tay người tiêu dùng.
Nếu tổ chức sản xuất bài bản, các bên liên kết tạo sức mạnh thì trong những năm tới, sầu riêng được dự báo sẽ tiếp tục lập kỷ lục xuất khẩu. Hiện tại các doanh nghiệp đang dồn vốn đầu tư mở rộng vùng trồng theo tiêu chuẩn cao để xuất khẩu vào nhiều thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao. Bên cạnh xuất khẩu tươi thì sầu riêng sấy, làm kem, cấp đông cũng được quan tâm triển khai.
Nguồn: Báo Công Thương